Bảng so sánh inox 304 với các loại inox khác
Trên thị trường có 4 loại thép không gỉ được sử dụng phổ biến bao gồm 304, 201, 430 và 316.
So sánh inox 304 và inox 201
So sánh inox 304 và inox 430
So sánh inox 304 và inox 316
Cách nhận biết inox 304 và các loại inox thường
Để chạy theo lợi nhuận, một số doanh nghiệp đã sử dụng inox 201, inox 430 để thay thế inox 304. Do giá 2 loại này chỉ bằng một nửa so với 304. Chính vì điều này nên khi mua về, sản phẩm sẽ bị gỉ sét, độ bền thấp hơn.
Chưa kể một số trường hợp còn sử dụng thép phủ crom hoặc niken mỏng để làm inox giả. Những chất kim loại nặng này nếu lẫn vào thức ăn, tích tụ lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Dưới đây là một vài phương pháp giúp Bạn phân biệt inox 304 với inox 201, inox 430. Còn inox 316 không được đề cập đến do giá inox 316 đắt hơn nhiều so với 304 nên không ai sử dụng 316 để làm giả 304 cả.
1. Phân biệt bằng nam châm
Thép inox 304 theo lý thuyết không bị nhiễm từ tức là không bị nam châm hút. Còn inox 201 bị nam châm hút nhẹ, inox 430 bị nam châm hút rất mạnh.
Tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ bị nam châm hút nhưng vẫn là inox 304. Do trong quá trình gia công (như uốn, duỗi…) thì vật liệu bị biến đổi sang dạng martensite, khi đó vật liệu bị nhiễm từ (từ hóa).
2. Phân biệt bằng axit
Dùng axit (H2SO4 hoặc HCL) nhỏ lên bề mặt inox. Nếu là chất liệu 304 thì bề mặt sẽ không có phản ứng gì, trong khi đó inox 201, 430 sẽ có hiện tượng sủi bọt mạnh.
3. Phân biệt bằng thuốc thử chuyên dụng
Trường hợp sử dụng thuốc thử chuyên dụng, inox 201, 430 sẽ đổi sang màu đỏ gạch còn 304 có màu xanh.
4. Phân biệt bằng tia lửa khi mài cắt inox
Cách phân biệt này chỉ để thử công nghiệp. Bạn sử dụng máy mài hai đá, máy cắt bàn hoặc máy cắt cầm tay mài thanh inox mẫu. Dựa vào tia lửa phát ra, Bạn sẽ phân biệt được các loại inox.
Inox 304 sẽ có ít tia lửa, màu tia lửa nếu có là màu vàng nhạt. Inox 201, 430 khi mài sẽ có rất nhiều tia lửa màu vàng đậm.
Những câu hỏi thường gặp về inox 304
1. Inox 304 có bị gỉ hay ăn mòn không ?
Thép không gỉ 304 với crom có trong thành phần rất khó bị ăn mòn hay gỉ sét trong điều kiện thường. Tuy nhiên, đặc tính không gỉ vẫn chỉ mang tính chất tương đối, ngay cả vàng, bạch kim (kim loại gần như không bị gỉ) khi gặp các chất có khả năng hòa tan kim loại mạnh (ví dụ như cường thủy) thì cũng bị gỉ như thường.
Lý giải nguyên nhân vì sao inox 304 vẫn có khả năng bị gỉ, các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra trên bề mặt inox 304 có các rãnh mangansulfid siêu nhỏ xuất hiện khi tôi thép, tạo ra các kẽ hở khiến cho inox bị oxy hóa, ăn mòn.
2. Cách làm sạch thép không gỉ đúng cách
- Không sử dụng chất tẩy rửa có chứa clo vì clo sẽ gây phản ứng làm ố vàng bề mặt inox.
- Không sử dụng bùi nhùi hay các dụng cụ lau chùi sắc nhọn chà trực tiếp lên inox. Điều này sẽ gây xước bề mặt, phá vỡ lớp bảo vệ chống oxy hóa khiến inox bị gỉ nhanh hơn.
- Pha phèn chua với nước theo tỉ lệ 100gr phèn : 2 lít nước, sau đó đổ dung dịch này lên vị trí cần làm sạch, chà nhẹ nhàng, inox sẽ trở lại sáng bóng như ban đầu.
- Phun giấm ăn lên bề mặt thép không gỉ rồi dùng khăn giấy lau đều. Sau đó lấy khăn vải thấm một ít dầu lau lại bề mặt.
3. Cách làm sạch vết gỉ trên thép SUS 304
- Sử dụng nước có ga đổ lên vị trí bị gỉ sét, ngâm vài phút rồi chà sạch lại với vải mềm.
- Cho một chút giấm hoặc baking soda lên chỗ bị gỉ sét, nếu vết gỉ lâu ngày thì ủ trong 1-2 giờ rồi chà sạch lại.
4. Inox 304 có hút nam châm không ?
Theo lý thuyết, nhóm thép austenite (304, 316) hoàn toàn không bị nhiễm từ (không bị nam châm hút). Tuy nhiên nhóm thép austenite trong quá trình biến dạng dẻo nguội sẽ gây ra sự chuyển pha từ austenite thành martensite biến dạng (martensite có từ tính) dẫn đến việc hút nam châm.